Có nên ăn tinh bột sau khi tập luyện hay không?
Sau những buổi tập luyện vất vả, bạn cần nạp đủ năng lượng để cơ thể không bị kiệt sức và hỗ trợ cơ phục hồi tốt hơn. Một bữa ăn nhẹ với đầy đủ chất dinh dưỡng chính là giải pháp tuyệt vời để bổ sung lại năng lượng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: có nên ăn carbs sau khi tập luyện hay không?
Câu trả lời là có. Những nghiên cứu khoa học và các chuyên gia đã chỉ ra rằng ăn carbs sau khi tập luyện sẽ giúp tăng cường sự phục hồi. Cụ thể như thế nào, hãy cùng FITYOUALL tìm hiểu ngay nhé!
BẠN CÓ CẦN CARBS SAU KHI TẬP LUYỆN HAY KHÔNG?
Nếu bạn thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, cardio... thì một bữa ăn nhẹ bổ sung năng lượng không cần chứa carbohydrat. Còn đối với những bài tập vận động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng thì bổ sung carbs là điều cần thiết. Chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên cá nhân Anthony DiMarino, RD, CPT của Eat Move Improve cho biết: “Carbohydrate được bổ sung sau khi tập luyện giúp cơ thể giải phóng insulin, từ đó khôi phục lại lượng dự trữ glycogen vừa được sử dụng trong buổi tập của bạn.
Đặc biệt, carbs làm công việc này thậm chí còn tốt hơn khi kết hợp với protein. Protein và carbs phối hợp với nhau để tăng tốc độ dự trữ glycogen của cơ thể.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC BỔ SUNG CARBS SAU KHI TẬP LUYỆN
Carbs là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng để phục hồi sau luyện tập. Dưới đây là bốn lý do để bạn cảm thấy hài lòng khi thưởng thức một bát mì ống hoặc một đĩa khoai tây sau khi tập luyện cường độ cao.
1. Carbs giúp ngăn ngừa mệt mỏi sau khi tập luyện
Vì cơ thể sử dụng glycogen - dạng carbohydrae được lưu trữ trong cơ, để tạo năng lượng trong quá trình hoạt động nặng nên khi bạn cạn kiệt nguồn dự trữ, bạn có thể cảm thấy kiệt sức. Bổ sung carbohydrate có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn và ít mệt mỏi hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn carbohydrate sau khi tập thể dục tăng sức bền trong các lần tập tiếp theo. Một bữa ăn nhẹ giàu carb ngay hôm nay có thể mang đến hiệu suất tốt hơn vào ngày mai.
2. Tinh bột giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Hầu hết các hình thức tập thể dục đều khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống.
Để lấy lại lượng đường trong máu, đừng ngần ngại ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate. Điều này có thể ngăn ngừa các triệu chứng hạ đường huyết khó chịu như run rẩy, nhức đầu, chóng mặt và nhịp tim nhanh.
3. Carbs thúc đẩy phục hồi cơ bắp
Bạn có thể nghĩ protein là chất dinh dưỡng đa lượng duy nhất giúp hình thành cơ bắp, nhưng carbohydrate có vai trò hỗ trợ riêng trong quá trình phát triển cơ bắp. Carbs giúp các axit amin (đơn phân của protein) đến cơ bắp nhanh hơn, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn. Chúng cũng giúp tăng tổng hợp protein và giảm sự phân hủy protein.
4. Tinh Bột giúp giảm Cortisol
Cortisol - thường được gọi là "hoocmon gây căng thẳng" - tăng lên để đáp ứng với lượng đường trong máu thấp. Khi bạn bổ sung lượng dự trữ carbohydrate để giữ cho lượng đường trong máu ổn định, thì có thể có tác động làm giảm mức cortisol.
LƯỢNG CARBS CẤN BỔ SUNG SAU KHI TẬP LUYỆN LÀ BAO NHIÊU
Thông thường 15-45 gam carbohydrate sau khi tập luyện (với lượng carb cao hơn sau các buổi tập nặng hơn) sẽ là hợp lý. Sự kết hợp này giúp cơ thể bạn phục hồi bằng cách khôi phục lượng dự trữ glycogen đã tiêu thụ và sửa chữa các cơ bị tổn thương trong quá trình tập luyện.
BỔ SUNG CARBS SAU TẬP LUYỆN NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể dùng các bữa ăn nhẹ có sự kết hợp giữa carbs và protein như:
- Bơ đậu phộng và chuối.
- Salad cá ngừ với táo và hạnh nhân.
- Sữa chua Hy Lạp và các loại quả mộng nước.
Trên đây là một số thông tin về việc bổ sung carbohydrate sau khi tập luyện và những gọi ý về cách bổ sung hợp lý.
Hy vọng những chia sẻ của FITYOUALL sẽ giúp ích được các bạn! Chúc các chị em nhanh chóng sở hữu thân hình cân đối, body siêu ngon nhé!
Ngoài ra, đừng quên sắm những bộ đồ tập Gym cực thoải mái, cực thời trang tại FITYOUALL giúp tăng sự tự tin và thể hiện cá tính riêng của bạn ở mọi lúc mọi nơi nha!